Thiết bị kiểm soát ra vào gồm những thành phần nào? Ứng dụng và lợi ích?

Thiết bị kiểm soát ra vào là các thiết bị được sử dụng cho mục đích kiểm soát việc ra vào của các tòa nhà, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi của doanh nghiệp. Không chỉ ở các văn phòng, công ty mà nó còn được lắp phổ biến trong trường học, bệnh viện… hoặc nhà riêng nhằm đảm bảo an ninh an toàn cho gia đình hay cơ quan.

Kiểm soát bao gồm việc kiểm soát cửa ra vào, kiểm soát bãi đỗ xe, kiểm soát phân tầng thang máy… Đặc biệt có nhiều loại vừa có chức năng kiểm soát ra vào vừa có chức năng chấm công cho nhân viên. Thiết bị kiểm soát ra vào là tập hợp các thiết bị gắn vào cửa. Có thể sử dụng kết hợp với phần mềm để phân quyền, giám sát người ra vào tại khu vực cần kiểm soát.

Vì thế, để đáp ứng yêu cầu kiểm soát cửa vào ra các tòa nhà cao tầng, văn phòng làm việc… Ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ứng dụng nhiều biện pháp kiểm soát an ninh tự động. Hệ thống kiểm soát thẻ – vân tay, kiểm soát người đi bộ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao.

Vậy hệ thống kiểm soát cửa này bao gồm những thiết bị gì? Ứng dụng và lợi ích như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thiết bị kiểm soát ra vào.

1. Những thành phần không thể thiếu đối với một hệ thống thiết bị kiểm soát ra vào.

(1) Thiết bị kiểm soát:

Chọn thiết bị đọc vân tay, thẻ từ hoặc vân tay kết hợp thẻ từ. Ngoài ra có thể nhận diện khuôn mặt hay sử dụng mật mã.

(2) Bộ chuyển đổi nguồn điện:

Nguồn cho đầu đọc và nguồn cho khóa từ (2 thiết bị này có thể dùng chung nguồn nếu cùng điện áp và nguồn đủ khỏe). Nguồn cho thiết bị kiểm soát và khóa từ thường là 12V. Bạn có thể sử dụng nguồn đi kèm theo máy, hoặc sử dụng bộ lưu điện để lưu trữ dữ liệu khi mất điện cho hệ thống.

(3) Khóa:

Kết nối với đầu đọc để nhận lệnh đóng mở khóa cửa (khóa điện tử). Đối với từng loại cửa khác nhau, chúng tôi sẽ có bộ khóa phù hợp cho cửa của bạn. Thông thường đối với cửa nhôm, kính thì ta hay sử dụng khóa thả chốt với bộ khóa bass trên và bass dưới giữ khóa, đối với cửa gỗ sử dụng khóa hút cùng giá đỡ ZL để giữ khóa.

(4) và (5) Nút exit:

Công tắc để mở khóa cửa từ bên trong. Bạn có thể lựa chọn đầu đọc phụ để kiểm soát chiều ra hoặc nút exit để nhấn mở cửa.

(6) Phần mềm TAS-ERP:

Phần mềm xuất báo cáo chấm công, kiểm soát, dữ liệu vào ra, tổng hợp công từ thiết bị đọc đi vào bằng file Excel.

2. Ngoài ra thiết bị kiểm soát ra vào có thể cần thêm các thiết bị và phụ kiện sau:

– Đầu đọc phụ:

Đây cũng là một thiết bị đọc vân tay, thẻ từ,…dùng để thay thế cho nút Exit. Đầu đọc phụ nhằm nâng cao độ an toàn, dùng để xác thực người có quyền ra vào từ cả 2 chiều (chiều vào và chiều ra).

Một thực tế triển khai rất ngược ở nước ta hiện nay là đầu đọc phụ được lắp đặt bên trong phòng. Thay vì lắp đặt bên ngoài phòng mới là hợp lý. Nguyên tắc kết nối của đầu đọc chính và khóa điện là khi mất điện thì khóa cửa tự động mở. Như vậy rất nguy hiểm nếu có người cố ý cắt nguồn điện của thiết bị để đột nhập vào trong. Điều này hoàn toàn có thể và rất dễ dàng. Ngược lại, đầu đọc phụ dù có mất điện thì khóa cửa vẫn không tự động mở, nên lắp ngoài đảm bảo an toàn cực tốt.

– Giá đỡ khóa:

Thường là giá chữ L (với khóa hút nam châm) hoặc giá chữ U (với khóa thả chốt). Là bộ phận dùng để đỡ, gán khóa điện tử vào.

– Điều khiển từ xa:

Dùng mở cửa từ xa thay cho nút Exit. Rất tiện nếu nút Exit đặt gần cửa mà bạn thì ngồi quá xa cửa.

– Cảm biến hồng ngoại:

Cũng dùng thay cho nút Exit, được đặt ngay cửa ra. Khi có người ra cảm biến sẽ tự động ra lệnh cho khóa mở cửa.

– Bộ lưu điện (thường gọi là UPS):

Nó cũng giống Pin, hay Ắc quy phòng trường hợp mất điện. Thường lưu được 6-8 tiếng. Luôn cắm với nguồn điện, sẽ tự động sạc khi hết Pin.

– Ngoài ra cần thêm các linh phụ kiện khác như: dây mạng, dây điện, băng dán đen, hộp gen…

3. Ứng dụng của thiết bị kiểm soát ra vào

– Kiểm soát, theo dõi việc ra vào cửa/ khu vực của nhân viên. Đảm bảo an ninh và an toàn cho con người và tài sản bên trong.

– Cấp quyền và thời gian ra vào cửa/ khu vực.

– Cảnh báo các tác động bất hợp pháp (đập phá cửa, xâm phạm trái phép).

– Kết hợp dữ liệu cho việc chấm công.

4. Lợi ích của thiết bị kiểm soát ra vào

– Quản lý việc ra vào, giờ giấc ra vào cửa của nhân viên.

– Đảm bảo an ninh cho nhân viên trong công ty, không bị kẻ xấu lẻn vào với mục đích xấu.

– Bảo đảm an toàn cho tài sản trong công ty. Nếu xảy ra mất mát có thể dựa vào dữ liệu ra vào cửa để truy cứu trách nhiệm.

– Phát hiện xâm nhập, báo động trong trường hợp khẩn cấp giúp con người biết sớm nhất để có hành động kịp thời.

– Dùng chấm công để tiết kiệm chi phí.

CPS tự hào là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt các thiết bị an ninh như camera quan sát, khóa điện tử, khóa thẻ từ, hệ thống kiểm soát cửa ra vào với công nghệ hiện đại. Đội ngũ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm và chế độ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo đảm bảo mang lại sự an tâm và hài lòng nhất đến với Quý khách hàng.

Hotline: 0944.343.868