Bối cảnh xã hội và an ninh hiện rất phức tạp. Con người luôn có tâm lý cảnh giác với tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cấp mức độ bảo mật cho các công trình, từ nhà ở đến hệ thống văn phòng là hết sức cần thiết. Với nhu cầu này, sự xuất hiện của khóa điện tử trở thành một giải pháp tuyệt vời. Nếu bạn vẫn còn lo ngại về mức độ an toàn của dòng thiết bị này, hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của CPS nhé!
Một sản phẩm chỉ có khả năng bảo mật mà không ổn định. Ổn định rồi nhưng đem lại nhiều bất tiện khi sử dụng. Thuận tiện rồi nhưng thiết kế quá cồng kềnh hoặc quá xấu… Tất cả đều không phải là một bộ khóa tốt. Vậy một khóa tốt cần các tiêu chí nào?
I. Khả năng bảo mật của khóa điện tử.
Khả năng bảo mật hay độ an toàn cao chính là tiêu chí đầu tiên mà khách hàng hướng đến. Chúng ta có thể xếp hạng độ bảo mật của các loại khóa điện tử như sau: Mống mắt => Vân tay Life-scan => Thẻ từ => Vân tay quang học => Mã số => Nhận diện khuôn mặt.
1. Khóa điện tử nhận diện mống mắt.
Công nghệ nhận dạng mống mắt (Iris Recognition) là phương pháp sử dụng thuật toán hình ảnh để nhận dạng một người nào đó. Dựa vào cấu trúc phức tạp và độc nhất của mống mắt. Thậm chí ngay cả khi họ đang đeo kính hoặc sử dụng áp tròng từ một khoảng cách nhất định.
Quá trình nhận diện mống mắt được thực hiện bằng cách sử dụng máy chiếu bước sóng nhìn thấy được hoặc tia cận hồng ngoại vào mắt người để ghi lại các chi tiết và cấu trúc phức tạp của mống mắt (có thể hoạt động ngay trong điều kiện thiếu sáng). Khi máy quét chiếu vào mắt, máy tính sẽ xác định các vị trí gồm đồng tử, mống mắt, lông mi, mí mắt. Qua đó tìm ra các tham số như tần số, biên độ, phi.
Tính ổn định: Mống mắt của con người được hình thành từ 10 tháng tuổi và không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Không nhầm lẫn: Xác xuất hai mống mắt giống nhau hoàn toàn là gần như không thể.
Linh hoạt: Công nghệ nhận dạng mống mắt dễ dàng được tích hợp vào các hệ thống an ninh hiện tại. Hoặc hoạt động như một thiết bị độc lập.
Đáng tin cậy: Quét mống mắt không dễ bị đánh cắp, mất mát hay xâm nhập.
Nhược điểm: Đắt, khó tích hợp vào ổ khóa.
2. Khóa điện tử sử dụng vân tay.
Công nghệ vân tay là công nghệ sử dụng thuật toán để phân biệt sự sai khác của vân tay. Dựa vào tính độc nhất của vân tay (không bao giờ có 2 vân tay giống nhau hoàn toàn). Trên thế giới hiện nay, có 2 công nghệ nhận dạng vân tay phổ biến nhất là công nghệ Life- Scan và công nghệ quang học.
a. Công nghệ Life scan.
Công nghệ Life-scan là công nghệ nhận dạng vân tay gồm hai phần Scan và Life.
Scan được thực hiện bằng cách sử dụng các bước sóng nhìn thấy được hoặc tia cận hồng ngoại vào vân tay để ghi lại các chi tiết và cấu trúc phức tạp của vân tay theo cơ chế phân mảng cắt lớp. Khi quét chiếu vào vân tay, bộ xử lý sẽ xác định các vị trí gồm tâm, cao độ, li độ, khoảng cách, độ dày lớp biểu bì, mao dẫn… Qua đó tìm ra các tham số như tần số, biên độ, phi.
Life tức là quét vân tay sống. Là sự kết hợp giữa quét hồng ngoại và lấy tế bào da dựa trên tham số độ dày tầng biểu bì da. Đảm bảo vân tay phải là của thực thể sống.
Ưu điểm: Chống được vân tay giả cho dù làm giả bằng phương pháp tinh vi nhất. Căn cứ vào độ dày lớp biểu bì, khóa sẽ đưa ra mức độ và độ sâu Scan.
Nhược điểm: Dung lượng lưu trữ 1 vân tay rất lớn nên số vân tay đăng ký tối đa rất nhỏ (20 vân tay). Chỉ phù hợp với hộ gia đình mà không thể áp dụng được cho văn phòng.
b. Công nghệ quang học.
Là công nghệ sơ khai nhất của bình minh vân tay. Hoạt động đơn giản bằng cách chiếu 1 luồng ánh sáng nhìn thấy để phân biệt điểm cao – thấp từ đó vẽ sơ đồ của vân tay.
Ưu điểm: Chi phí thấp, dung lượng lưu trữ 1 vân tay rất thấp nên lưu trữ được rất nhiều vân tay từ vài trăm đến vài nghìn người.
Nhược điểm: Rất dễ phá bằng vân tay giả ( silicon, chất dẻo), nhận diện rất nhanh nhưng hay nhầm lẫn (đặt đúng vân tay nhưng vẫn phân loại sai và ngược lại). Không thể đọc được vân tay bị ướt, trầy xước…
Ứng dụng: Phổ biến trong các thiết bị không yêu cầu bảo mật cao như máy chấm công, các thiết bị cá nhân.
3. Khóa thẻ từ thông minh
Là loại khóa sử dụng đầu đọc thẻ không tiếp xúc. Thẻ không tiếp xúc là loại thẻ mà chip trên nó liên lạc với máy đọc thẻ thông qua công nghệ sóng vô tuyến RFID. Với tốc độ trao đổi dữ liệu từ 106 đến 848kbit/s. Thân thẻ chứa chip và đường dây ăngten được dấu ngầm. Ăngten đi vòng quanh thẻ. Nó có nhiệm vụ làm trung gian nhận/phát sóng radio giữa đầu đọc thẻ và chip trên thẻ. Trong thẻ có một cuộn cảm có khả năng dò tín hiệu vô tuyến trong một dài tần nhất định. Chỉnh lưu tín hiệu và dùng nó để cung cấp năng lượng hoạt động cho chip trên thẻ. Khoảng cách giao tiếp giữa đầu đọc thẻ và máy khoảng 10cm. Tốc độ xử lý của thẻ không tiếp xúc nhanh.
Vì vậy thẻ không tiếp xúc thường được ứng dụng tại những nơi cần phải xử lý nhanh như kiểm soát phương tiện công cộng, xe bus, thẻ ra vào… Thẻ không tiếp xúc đắt hơn thẻ tiếp xúc. Tuy nhiên độ bảo mật thông tin không an toàn bằng thẻ tiếp xúc.
4. Khóa điện tử sử dụng mật mã
Khóa mã số là loại khóa sơ khai nhất trong các loại khóa bảo mật. Chúng đơn giản và rất thuận tiện. Nhược điểm duy nhất của khóa mã số là có thể dò được bằng cách bấm nhiều lần và có thể bị nhìn, quay lén mã số.
Khóa mã số hiện đại bổ sung công nghệ Crambing code. Là công nghệ mã số ảo. Giúp hạn chế bị nhìn trộm và dò mã số thực.
5. Khóa điện tử nhận diện khuôn mặt
Khóa nhận diện khuôn mặt sử dụng các điểm ảnh trên khuôn mặt làm cơ sở bảo mật.
– Theo thống kê, tỷ lệ người giống người đạt tỷ lệ thấp nhất 1/1.500.000.000. Nghĩa là ít nhất có 5 người trên thế giới giống bạn đến 99%. Bao gồm cả tỷ lệ sinh đôi, sinh ba và giống nhau tự nhiên.
– Phương pháp điểm ảnh tốt nhất chỉ phân loại được 76,58%.
– Không loại trừ được việc dùng hình ảnh giả hoặc tái tạo khuôn mặt bằng Silicon.
Ứng dụng: phổ biến trong các thiết bị không yêu cầu bảo mật cao như máy chấm công, máy soi chiếu an ninh công cộng,…
II. Độ bền của khóa điện tử.
Độ bền của khóa điện tử được xem xét trên hai yếu tố: điện tử và cơ học.
1. Độ bền điện tử của khóa điện tử.
Khóa điện tử gồm các kinh kiện sau:
– Mắt đọc: Vân tay, khuôn mặt, mã số, thẻ từ
– Mạch điều khiển: Gồm các chip xử lý, bộ nhớ, tụ điện, IC…
Các linh kiện điện tử hư hỏng chủ yếu do các tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Các linh kiện điện tử tốt là các linh kiện được làm bằng các vật liệu tốt. Có tính chống oxy hóa cao. Chịu sự thay đổi của nhiệt độ và các tác nhân ăn mòn. Hơn nữa phải được phủ lớp bảo vệ toàn bộ bề mặt bảng mạch. Phủ các điểm tiếp xúc, các rắc nối từ mạch này sang mạch khác.
Về thiết kế và bố trí bo mạch phải đảm bảo sự kín khít của toàn hệ thống. Tránh tiếp xúc nhiều với không khí và bụi bẩn. Bố trí hợp lý vị trí của bo mạch. Tránh xa vị trí chuyển động gây ăn mòn ma sát. Tránh xa vị trí của pin vì dễ chảy nước Axit từ pin ăn mòn bo mạch.
2. Độ bền cơ học của khóa điện tử.
Phần bền cơ học này dễ bị hiểu sai và dễ bị cảm quan chủ quan đánh lừa nhất. Bộ khóa cổng sắt điện tử là một hệ các cấu kiện mang tính phù hợp. Không phải là một khối kim loại đơn thuần nên không thể cân bằng kilogam. Hay đo bằng mét được.
Bộ khóa có hai vị trí chịu tác động cơ học nhiều nhất.
a. Vị trí thường xuyên nhất là hệ cơ học tay cầm – chốt khóa:
Yêu cầu 1: Tay cầm liên kết với chốt khóa bằng một hệ thống cơ học phức tạp. Gồm rất nhiều khoen, lò xo, bánh răng. Do thường xuyên chịu lực kéo – đẩy, đi kèm đó là sự rung lắc do va chạm với khung cửa. Hệ cơ này không được quá cứng và khít mà phải đảm bảo có ly độ hợp lý, nhịp nhàng.
Yêu cầu 2: Chốt khóa phải chống cắt. Chống ăn mòn axit. Chống ăn mòn cơ học. Có khả năng chịu lực cực cao.
Yêu cầu 3: Morsite (thân nằm âm trong cánh cửa) phải đảm bảo khả năng dàn đều lực lên cánh cửa. Tránh chịu lực tập trung.
b. Vị trí chịu lực đột biến: thân ngoài.
Vị trí này cần đặc biệt có khả năng chịu lực va đập từ bên ngoài. Tiêu chuẩn tốt nhất là phải làm bằng thép nguyên khối.
CPS tự hào là nhà cung cấp các thiết bị kiểm soát ra vào chính hãng và uy tín hàng đầu Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn miễn phí và nhận giá tốt nhất.